Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường luật nổi tiếng với niêm luật chặt chẽ và mức độ khó khi làm một bài thơ hoàn chỉnh . Sau đây , tôi xin phép viết lại một số tài liệu mà tôi đã sưu tầm được để các bạn yêu thích thể loại thơ này có thêm nhiều kiến thức về nó.
Tám bệnh danh thường gặp của Thất Ngôn Luật Thi là:
1. Bệnh Bình Đầu
2. Bệnh Thượng Vỹ
3. Bệnh Phong Yêu
4. Bệnh Hạc Tất
5. Bệnh Đại Vận
6. Bệnh Tiểu Vận
7. Bệnh Bàng Nữu
8. Bệnh Chánh Nữu
1. Bình đầu:
Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.
2. Thượng Vỹ:
Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
3. Phong Yêu (Lưng Ong):
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
4. Hạc Tất (Gối Hạc):
- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ ở những câu vần . Một số tác giả khó sẽ bắt lỗi ngay cả ở câu không vần.
- Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
5. Đại Vận:
- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng vận . Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.
Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận.
6. Tiểu Vận:
- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 2 và chữ thứ 6 hoặc 7 trùng vận. Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.
Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
7. Chánh Nữu:
- Bệnh này sinh ra do trong một câu có nhiều chữ cùng 1 âm.
- Nếu các chữ có cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm nằm gần nhau trên hai câu liên tiếp thì phạm lỗi bàng nữu.
8. Bàng Nữu:
- Bệnh này sinh ra do trong hai câu liên tiếp có nhiều chữ cùng 1 âm.
- Trong một câu, có nhiều hơn hai chữ; có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.
Ngoài ra còn các bệnh, lỗi khác:
1. Lạc vận:
- Trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.
- Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
2. Lạc đề:
- Trong bài thơ mà cặp Trạng và cặp Luận không diễn đúng đề bài thì gọi là lạc đề.
3. Thất niêm, thất luật:
- Thất Luật:
- Có một vài chữ trong bài thơ không đúng luật Bằng Trắc.
- Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng.
-Thất niêm:
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
4. Thất đối:
- Trong một bài thơ thất ngôn bát cú , hai câu thực (câu 3 đối câu 4), hai câu luận (câu 5 đối câu 6).
- Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa.
5. Khổ độc:
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu lẻ đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc.
- Chữ thứ 3 của các câu chẵn và chữ thứ 5 của các câu lẻ nếu đang bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc.
- Chữ thứ 3 của các câu chẵn nếu là trắc mà viết bằng thì không sao
- Chữ thứ 3 của các câu lẻ nếu là bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc
- Chữ thứ 5 của các câu chẵn nếu là trắc mà đổi thành bằng thì sẽ là khổ độc.
6. Điệp thanh:
- Trong một câu, nếu có nhiều chữ cùng một thanh thì bị lỗi điệp thanh.
- Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
7. Điệp điệu:
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
8. Điệp âm:
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
9. Trùng vận:
Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
10. Trùng từ:
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
11. Trùng ý (Hiệp Chưởng):
Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là Hiệp Chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
12. Phạm đề/Mạ đề:
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
- Trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.
- Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
2. Lạc đề:
- Trong bài thơ mà cặp Trạng và cặp Luận không diễn đúng đề bài thì gọi là lạc đề.
3. Thất niêm, thất luật:
- Thất Luật:
- Có một vài chữ trong bài thơ không đúng luật Bằng Trắc.
- Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng.
-Thất niêm:
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
4. Thất đối:
- Trong một bài thơ thất ngôn bát cú , hai câu thực (câu 3 đối câu 4), hai câu luận (câu 5 đối câu 6).
- Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa.
5. Khổ độc:
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu lẻ đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc.
- Chữ thứ 3 của các câu chẵn và chữ thứ 5 của các câu lẻ nếu đang bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc.
- Chữ thứ 3 của các câu chẵn nếu là trắc mà viết bằng thì không sao
- Chữ thứ 3 của các câu lẻ nếu là bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc
- Chữ thứ 5 của các câu chẵn nếu là trắc mà đổi thành bằng thì sẽ là khổ độc.
6. Điệp thanh:
- Trong một câu, nếu có nhiều chữ cùng một thanh thì bị lỗi điệp thanh.
- Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
7. Điệp điệu:
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
8. Điệp âm:
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
9. Trùng vận:
Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
10. Trùng từ:
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
11. Trùng ý (Hiệp Chưởng):
Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là Hiệp Chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
12. Phạm đề/Mạ đề:
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét