(Trích từ bài V đến bài VII của Hoàng Thứ Lang)
BÀI V - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT VẦN BẰNG
Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.
BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
TRUNG THU
Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY
Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều
Hoàng Thứ Lang
-----o0o-----
Ghi chú thêm:
LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.
Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:
BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT
1. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
2. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T- B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.
Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.
Hoàng Thứ Lang
BÀI VI - THƠ
THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 4 VẦN BẰNG
Như chúng ta đã biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại:
- Thất Ngôn Bát Cú 5 vần.
- Thất Ngôn Bát Cú 4 vần.
Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng thì chúng ta đã cùng nhau thực hành ở Bài IV.
Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu:
- Câu 1 và 2 đối nhau.
- Câu 3 và 4 đối nhau.
- Câu 5 và 6 đối nhau.
Chỉ còn câu 7 và 8 không đối.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TÌNH SẦU
Lất phất hiên buồn mưa rả rích
Vi vu ngõ vắng gió lao xao
Tình không chung mộng thiên thu nhớ
Duyên chẳng tròn mơ vạn cổ sầu
Kiếp khác đôi mình vui hội ngộ
Đời nầy hai đứa khổ xa nhau
Từng dòng lệ tủi lăn trên má
Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TƯƠNG TƯ
Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ
Lặng lẽ lau dòng lệ thảm rơi
Ngang trái yêu đương hờn cách trở
Lỡ làng mộng ước hận chia phôi
Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn
Đêm vắng thương hình khổ khó vơi
Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác
Đôi ta chung bước đẹp duyên đời
Hoàng Thứ Lang
Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật
BÀI VII - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT VẦN TRẮC
Về căn bản Niêm, Luật, Vần, Đối thì thơ Thất Ngôn Bát Cú Vần Trắc cũng giống y như thơ Thất Ngôn Bát Cú Vần Bằng. Nhưng chỉ khác một điểm là ngược lại, những tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8 thay vì vần bằng thì ở đây lại là vần trắc, và những tiếng cuối các câu 3-5-7 thay vì trắc thì lại là bằng.
Đây là lối thơ cổ, có trước thơ vần bằng. Luật vần trắc thường được áp dụng trong thể Phú là một loại Cổ Văn.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - B - B - T (vần)
t - T - b - B - B - T - T (vần)
t - T - b - B - T - T - B (đối câu 4)
b - B - t - T - B - B - T (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - T - B - B (đối câu 6)
t - T - b - B - B - T - T (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - B - B - T (vần)
Ghi chú: chữ t-b nhỏ không nhất thiết phải giữ đúng luật bằng trắc, nhưng nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì được, trái lại tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Các chữ T-B lớn phải tuyệt đối giữ đúng luật.
Bài thơ thí dụ để làm mẫu minh họa:
THU
Thu về lá rụng cành xơ xác
Gió cuốn hoa tàn rơi lác đác
Cạnh suối nai vàng đứng nhởn nhơ
Bên hồ thỏ trắng nhìn ngơ ngác
Mù mù góc biển cặp chim âu
Mịt mịt chân trời đôi cánh hạc
Khói trắng bay hoài tận nẻo xa
Mưa buồn rả rích hòa cung nhạc
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - B - T - T (vần)
b - B - t - T - B - B - T (vần)
b - B - t - T - T - B - B (đối câu 4)
t - T - b - B - B - T - T (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - T - T - B (đối câu 6)
b - B - t - T - B - B - T (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - B - T - T (vần)
Ghi chú: chữ t-b nhỏ không nhất thiết phải giữ đúng luật bằng trắc, nhưng nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì được, trái lại tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Các chữ T-B lớn phải tuyệt đối giữ đúng luật.
Bài thơ thí dụ để làm mẫu minh họa:
HÈ
Phượng đỏ sân trường thêm rực rỡ
Trưa Hè tiếng gió buồn than thở
Du dương khúc nhạc vọng thê lương
Réo rắc cung đàn nghe nức nở
Trước ngõ cành lan trắng nụ đơm
Bên tường khóm cúc vàng hoa trổ
Mây bay lảng đảng tận phương nao
Bãi biển rì rào con sóng vỗ
Hoàng Thứ Lang
Như chúng ta đã biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại:
- Thất Ngôn Bát Cú 5 vần.
- Thất Ngôn Bát Cú 4 vần.
Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng thì chúng ta đã cùng nhau thực hành ở Bài IV.
Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu:
- Câu 1 và 2 đối nhau.
- Câu 3 và 4 đối nhau.
- Câu 5 và 6 đối nhau.
Chỉ còn câu 7 và 8 không đối.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TÌNH SẦU
Lất phất hiên buồn mưa rả rích
Vi vu ngõ vắng gió lao xao
Tình không chung mộng thiên thu nhớ
Duyên chẳng tròn mơ vạn cổ sầu
Kiếp khác đôi mình vui hội ngộ
Đời nầy hai đứa khổ xa nhau
Từng dòng lệ tủi lăn trên má
Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TƯƠNG TƯ
Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ
Lặng lẽ lau dòng lệ thảm rơi
Ngang trái yêu đương hờn cách trở
Lỡ làng mộng ước hận chia phôi
Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn
Đêm vắng thương hình khổ khó vơi
Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác
Đôi ta chung bước đẹp duyên đời
Hoàng Thứ Lang
Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật
BÀI VII - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT VẦN TRẮC
Về căn bản Niêm, Luật, Vần, Đối thì thơ Thất Ngôn Bát Cú Vần Trắc cũng giống y như thơ Thất Ngôn Bát Cú Vần Bằng. Nhưng chỉ khác một điểm là ngược lại, những tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8 thay vì vần bằng thì ở đây lại là vần trắc, và những tiếng cuối các câu 3-5-7 thay vì trắc thì lại là bằng.
Đây là lối thơ cổ, có trước thơ vần bằng. Luật vần trắc thường được áp dụng trong thể Phú là một loại Cổ Văn.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - B - B - T (vần)
t - T - b - B - B - T - T (vần)
t - T - b - B - T - T - B (đối câu 4)
b - B - t - T - B - B - T (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - T - B - B (đối câu 6)
t - T - b - B - B - T - T (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - B - B - T (vần)
Ghi chú: chữ t-b nhỏ không nhất thiết phải giữ đúng luật bằng trắc, nhưng nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì được, trái lại tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Các chữ T-B lớn phải tuyệt đối giữ đúng luật.
Bài thơ thí dụ để làm mẫu minh họa:
THU
Thu về lá rụng cành xơ xác
Gió cuốn hoa tàn rơi lác đác
Cạnh suối nai vàng đứng nhởn nhơ
Bên hồ thỏ trắng nhìn ngơ ngác
Mù mù góc biển cặp chim âu
Mịt mịt chân trời đôi cánh hạc
Khói trắng bay hoài tận nẻo xa
Mưa buồn rả rích hòa cung nhạc
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - B - T - T (vần)
b - B - t - T - B - B - T (vần)
b - B - t - T - T - B - B (đối câu 4)
t - T - b - B - B - T - T (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - T - T - B (đối câu 6)
b - B - t - T - B - B - T (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - B - T - T (vần)
Ghi chú: chữ t-b nhỏ không nhất thiết phải giữ đúng luật bằng trắc, nhưng nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì được, trái lại tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Các chữ T-B lớn phải tuyệt đối giữ đúng luật.
Bài thơ thí dụ để làm mẫu minh họa:
HÈ
Phượng đỏ sân trường thêm rực rỡ
Trưa Hè tiếng gió buồn than thở
Du dương khúc nhạc vọng thê lương
Réo rắc cung đàn nghe nức nở
Trước ngõ cành lan trắng nụ đơm
Bên tường khóm cúc vàng hoa trổ
Mây bay lảng đảng tận phương nao
Bãi biển rì rào con sóng vỗ
Hoàng Thứ Lang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét