(Kính
tưởng ngài Alexandre de Rhodes, Linh mục dòng Tên,
nhà ngôn ngữ học, khai sinh chữ viết Việt nam hiện tại)
nhà ngôn ngữ học, khai sinh chữ viết Việt nam hiện tại)
Dòng giống Việt Nam;
Cháu con Hồng Lạc.
Tri ân ngài uyên bác;
Kính tưởng bậc vĩ nhân.
Linh mục
A-lịch-Sơn-Đắc- Lộ, khai sinh chữ viết nhà Nam;
Đại nhân dụng mẫu tự
La-Tinh, mở lối văn từ đất Việt.
Tra cứu thanh âm cùng
các vị: Ái Nhân- Phụng Nhã- Bửu sang (1), khổ công mới hình thành quán triệt;
Sắp bày dấu giọng khác
nhiều nơi: Nhật bản- Cao ly- Trung quốc, cần mẫn mà tạo lập phi thường.
Yêu người quyết chẳng
ngại biên cương;
Kính Chúa nên hằng yêu
xứ sở.
Từ Pháp quốc hành
trình cách trở;
Đến Việt Nam tiếp xúc
gian nan.
Nghe âm thanh diễn tả
líu lo, tựa chim hót hoà suối reo róc rách, cần duy trì bản chất nghìn năm ;
Thấy chữ viết tượng
hình rắc rối, như bụi gai quấn rào dậu lùng bùng, phải thay đổi lối xưa thập kỷ.
Mài bút sắt từng đêm
liên lỳ;
Vắt lòng son mỗi buổi
trường kỳ.
Cậy Thiên ân soi sáng,
ngọn bút huyền nắn nót chữ lưu ghi;
Xin Thánh ý độ trì,
trang giấy trắng phơi bày câu tạc trữ.
Xuất từ điền: Việt-Bồ-
La vạn chữ;
In huấn văn: Lời bài
giảng tám ngày. (2)
Cả nước Nam bừng tỉnh,
giật mình sau giấc ngủ khôn lay;
Toàn thế giới ngỡ
ngàng, rúng động trước hiện tình bứt phá.
Ba thế kỷ vọt lên Châu
Á;
Trăm vạn ngày đi trước
Viễn Đông. (3)
Đưa dân tình quăng lối
cũ lòng vòng ;
Dắt quốc thể bỏ tầm xưa
lóng ngóng.
Do công sức thâm uyên khôn
ví, cha Đắc Lộ Dòng Tên, ung dung khởi điểm hình thành dựng móng;
Bởi nhận ra tuyệt diệu
vô song, các sĩ phu nội quốc, hăm hở đầu tiên phát triển tô bồi.
Văn nhân Nam tu chỉnh không
ngơi;
Trí thức Việt điểm
trang chằng nghỉ .
Kìa sử xanh ghi, Gia Định
báo (4) tiên phong cổ suý;
Đó tài liệu chép, Đông
-Nam san (5) tiếp bước tháp tùng.
Cho hôm nay lửa sáng
lan bùng;
Để mai hậu thanh quang
tồn tại.
Đã chẳng thuận đường,
xe vinh quang đầy âm mưu thọc gậy;
Lại không xuôi lối,
ngựa huy hoàng lắm cản phá quàng chân.
Khối kẻ vong ân;
Nhiều tên bội nghĩa.
Uống thoả quên sông,
lý sự mồm loa dã tâm độc địa;
Ăn xong đá bát, huyên
hoang mép giải hung dạ xảo tà.
Lấy chiêu trò chính
trị, phê phán xằng cửa miệng ba hoa;
Dùng sách lược tuyên
truyền, âm mưu bậy đầu môi xấc xược.
Giá hoạ hiền nhân theo
xâm lược;
Vu oan trí giả tiếp
ngoại bang.
Không tường cớ sư,
chính nhân nghiêng dạ giúp tha nhân;
Chẳng thấu căn cơ,
quân tử chạnh lòng thương chiên lạc.
Với ánh sáng hằng phơi
bày sự thật;
Cùng thời gian sẽ tỏ
lộ điều ngay.
Khắp nước Nam có buổi
hôm nay;
Cả nhà Việt được giờ
hiện tại.
Nhớ công ơn vĩ đại;
Suy đức độ uyên thâm.
Dâng bạch lạp, tạ ơn
ngài thượng trí thi ân;
Thắp trầm hương, ngưỡng
mộ vị cao tâm đãi phúc.
Kính phục!
Tri ân!
Bùi Nghiệp
--- --- --- --- ---
--- --- --- ---
Chú thích:
(1) Phiên âm tên các linh mục Thừa sai: Gaspar De Amaral (Ái nhân), Francisco De Pina (Phụng nhã) Antonio Barbosa (Bửu sang) tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
(2) Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) là một cuốn từ điển bằng ba ngôn ngữ: Việt Nam–Bồ Đào Nha–Latinh do nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) biên soạn và ấn hành tại Roma năm 1651. Việc ấn hành Từ điển Việt–Bồ–La và Phép giảng tám ngày đã ghi một dấu mốc quan trọng trong việc điển chế chữ Quốc ngữ.
(3) Tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
(4) Gia định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam do Petrus Trương Vĩnh Ký chủ biên.
(5) Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh và Nam Phong Tạp chí do Phạm Quỳnh chủ bút.
(1) Phiên âm tên các linh mục Thừa sai: Gaspar De Amaral (Ái nhân), Francisco De Pina (Phụng nhã) Antonio Barbosa (Bửu sang) tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
(2) Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) là một cuốn từ điển bằng ba ngôn ngữ: Việt Nam–Bồ Đào Nha–Latinh do nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) biên soạn và ấn hành tại Roma năm 1651. Việc ấn hành Từ điển Việt–Bồ–La và Phép giảng tám ngày đã ghi một dấu mốc quan trọng trong việc điển chế chữ Quốc ngữ.
(3) Tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
(4) Gia định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam do Petrus Trương Vĩnh Ký chủ biên.
(5) Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh và Nam Phong Tạp chí do Phạm Quỳnh chủ bút.