LỜI CON KÊU KHẤN.
Trước
mặt tôi là ca khúc mang đề tựa: Kết Hợp, thơ Đỗ Xuân Quế, nhạc Tiến Dũng, bài
thánh ca viết nhịp đơn 2/4, theo mô hình cấu trúc abac. Tác phẩm đơn sơ, điệp
khúc 2 bè mà bè dưới viết lặp lại một phần theo dạng “đuổi” (cấp bộ phỏng tạo-cacendar),
phiên khúc xướng thơ thể ngũ ngôn, tác phẩm được viết khỏang thập niên 60, cách
nay trên 40 năm.
Ngay
từ buổi ban đầu của lịch sử phát triển thánh ca Việt Nam, học giả Phan Phát Huờn
đã viết lời bạt, trong tập bài hát của nhạc sĩ LM Hoàng Diệp (tác giả bài : Kià
Bà Nào), thế nào thì gọi là thánh ca? Thánh ca phải có 3 yếu tố : THÁNH - THẬT
và CÔNG GIÁO, thiếu 3 yếu tố trên, thì không được sử dụng trong nhà thờ và các
nơi cử hành nghi thức phụng tự ( ví dụ các bài: Tà áo đêm Noel, Lá thư trần thế
v.v…)
Một
nhận định khác mạnh mẽ hơn khi nói về thánh ca là nhạc sĩ Hùng Lân (ông còn bút
hiệu khác là Nam Hoa), trước 1954, ông là nhạc phó nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, vào
Nam ông là giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn… Ông thẳng thắn nhận định
nên nhạc thánh ca hiện tại (thời điểm thập kỷ 70), càng về sau các nhạc sĩ công
giáo viết về lượng thì nhiều, nhưng về phẩm thì không bao nhiêu, sáng tác tùy
tiện, buông thả, xu thời, thậm chí còn lấy lời của tài danh nào đó vào cho ca khúc
mình ( ví dụ: …hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…), thiếu chất Thánh - Thật là căn
bản mẫu mực của thánh ca.
Một
bài thánh ca hay, thì đạt cả nhạc lẫn lời, người nhận định được nhạc hay thưc
ra ít oi lắm, đó là những nhà phê bình âm nhạc, phải nghiên cứu, mổ xẻ, phân
tích, đồng thời tham khảo ý kiến nhận định các đồng nghiệp khác, có khi khó hơn
thầy thuốc chẩn mạch. Nhưng cảm nhận được ý lời hay là cả một cộng đồng, từ em
bé thơ đền bậc cao niên, từ kẻ mù nhạc đến
người có nhạc vị cao. Bởi vậy lời ca phải hết sức chú trọng, nhất là
ngôn ngữ người Việt có dấu giọng. Một bài thánh ca hay còn có tuổi thọ,
trường tồn với thời gian, vì thời gian sẽ sàng lọc, những gì hay đẹp sẽ tồn tại,
mặc nhiên đó là định luật.
Các
nhạc sĩ công giáo Việt Nam vào hàng tiền bối, luôn xem các nguyên tắc trên và
giữ gìn như kinh nhật tụng, khi sáng tác áp dụng triệt để về mô hình cấu trúc,
xây dựng móng nền thật lô gích, dẫu bài nhạc giản đơn như mái tranh, hay đồ sộ
như đền đài cung điện, thì vật liệu tạo thành thứ nào ra thứ ấy. Về ý lời thì gọt giũa
niêm luật gieo vần đàng hoàng, cũng bởi quá cẩn trọng, nên về sau các hậu
bối khi sử dụng, thì…rằng hay thì thật là hay, nghe xong cứ làm sao ấy…họ nói rằng
thiếu bay bổng lả lướt, nên tâm hồn chỉ nâng tới “lưng chừng”…
Những
nhạc sĩ ngoài đời, khi cho ra mắt công chúng tác phẩm mình, họ rất lo lắng cho
đứa con tâm huyết, là 3 yếu tố quyết định : Người trình bày – Giàn nhạc và khán
thính giả, có khi tác phẩm thật công phu và tâm đắc, lại đau đớn yểu tử đắng
cay, vì các yếu tố trên thô thiển không phù hợp.
Bài
hát “Lời con kêu khấn” theo tôi, Tác giả đã tâm đắc bài thơ đến độ giữ nguyên bản,
chỉ lặp lại vài từ cho thêm ý vị, nét nhạc chuyển động đa phần quãng 2, 3 trưởng
thứ, quãng 4, 5 và 8 đúng, về hợp âm đơn giản trong tam, tứ, thất trình.
Vậy
mà, ngày viếng linh cữu tác giả, chúng tôi những trò nhỏ thời xa xưa ấy đã hát
bài này trong thánh lễ, không có đệm đàn, không tập dượt, chỉ có giọng nam hát
hai bè đồng giọng, anh Quang lớp 64 đọc phiên khúc, chúng tôi đã hát với linh hồn
và tâm tình tôn sư trọng đạo, thú thật: một kẻ lãng tử như tôi đã nâng lòng lên
hết sức sốt sắng!...
Bùi Nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét